Trang chủ | Giấy phép kinh doanh | Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô tại Bình Dương của An Phúc Hưng mang lại sự tin tưởng cho khách hàng.

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:

  1. a) Trình tự thực hiện:

– Đơn vị kinh doanh nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tại bộ phận “một cửa” thuộc Văn phòng Sở Giao thông vận tải, cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ, viết giấy hẹn;

– Bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn hoàn tất các thủ tục nghiệp vụ, trình Lãnh đạo Sở ký duyệt;

– Đơn vị kinh doanh nhận kết quả tại bộ phận “một cửa”.

  1. b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
  2. c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

c.1) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã: 01 bộ, gồm có:

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT.

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải.

– Phương án kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT.

– Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi; kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ);

– Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải theo mẫu tại Phụ lục 6 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao giấy chứng nhận) (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi);

– Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định khi đăng ký mở tuyến mới hoặc đăng ký tham gia khai thác tuyến phải đăng ký bổ sung chất lượng dịch vụ trên tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư 18/2013/TT-BGTVT.

c.2) Đối với hộ kinh doanh: 01 bộ, gồm có:

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT).

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  1. d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đơn vị kinh doanh.

  1. e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Ninh Thuận.

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải Ninh Thuận.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giao thông vận tải Ninh Thuận.

– Cơ quan phối hợp: không.

  1. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
  2. h) Lệ phí: (Chờ quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh)
  3. i) Tên mẫu đơn, tờ khai (đính kèm ngay sau thủ tục):

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT.

– Phương án kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT.

– Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải theo mẫu tại Phụ lục 6 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT

  1. k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

k.1) Điều kiện chung:

– Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;

– Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:

+ Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thời gian thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe;

+ Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.

– Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh;

– Còn niên hạn sử dụng theo quy định;

– Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định.

– Phương tiện phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.

– Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh; lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

– Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng chuyên đưa đón công nhân đi làm tại các khu công nghiệp, đưa đón học sinh và sinh viên đi học);

– Lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải của đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT.

– Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

+ Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;

+ Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;

+ Bảo đảm và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

– Nơi đỗ xe:

+ Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh;

+ Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe;

+ Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.

k.2) Điều kiện riêng

–  Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định:

Xe ô tô có sức chứa từ 10 (mười) chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá quy định sau:

+  Cự ly trên 300 ki lô mét: không quá 15 (mười lăm) năm đối với ô tô sản xuất để chở khách; không quá 12 (mười hai) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách;

+  Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: không quá 20 (hai mươi) năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách; không quá 17 (mười bảy) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách;

+ Bảo đảm có số ngày xe tốt tối thiểu bằng 110% số ngày xe vận doanh theo phương án kinh doanh.

– Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt:

+ Xe buýt phải có sức chứa từ 17 (mười bảy) chỗ ngồi trở lên, có diện tích sàn xe dành cho khách đứng và được thiết kế theo quy chuẩn do Bộ Giao thông vận tải quy định;

+ Xe có niên hạn sử dụng không quá 20 (hai mươi) năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách; không quá 17 (mười bảy) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.

+ Bảo đảm có số ngày xe tốt tối thiểu bằng 110% số ngày xe vận doanh theo phương án kinh doanh.

– Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi:

+ Xe taxi phải có sức chứa từ 09 (chín) chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe);

+ Xe có niên hạn sử dụng không quá 12 (mười hai) năm;

+ Trên xe có gắn đồng hồ tính tiền theo kilômét lăn bánh và thời gian chờ đợi, được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì; doanh nghiệp, hợp tác xã phải đăng ký trang trí màu sơn đặc trưng thống nhất trên nền màu sơn đăng ký của phương tiện (không trùng với trang trí màu sơn đã đăng ký của doanh nghiệp, hợp tác xã trước đó), biểu trưng (logo) và số điện thoại giao dịch trên phương tiện của doanh nghiệp, hợp tác xã;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trung tâm điều hành, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe;

– Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch:

+ Xe hợp đồng có niên hạn sử dụng không quá quy định sau:

  • Cự ly trên 300 ki lô mét: không quá 15 (mười lăm) năm đối với ô tô sản xuất để chở khách; không quá 12 (mười hai) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách;
  • Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: không quá 20 (hai mươi) năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách; không quá 17 (mười bảy) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.

+ Xe du lịch có niên hạn sử dụng không quá 10 (mười) năm;

+  Kinh doanh vận chuyển khách du lịch ngoài các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

  1. l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Giao thông đường bộ, số: 23/2008/QH12, ngày 13/11/2008;

– Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2009,

– Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực kể từ ngày 25/12/2012;

– Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2013;

– Thông tư số 23/2014/TT-BGTVT ngày 26/6/2014 của Bộ Giao thông vận tải Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ và Thông tư số 55/2013/TT-BGTVT ngày 26/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

– Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/1/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Phụ lục 1.

Tên đơn vị kinh doanh: ………….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: ………….. /………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  ……….., ngày…… tháng…… năm…..

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP

GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

 

Kính gửi:   Sở GTVT ……………………….

 

  1. Tên đơn vị vận tải: …………………………………………………………………………..

 

  1. Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ……………………………………………………………..

 

  1. Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………………………………..
  2. Số điện thoại (Fax): ……………………………………………………………………………..
  3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:……………………… do……………………………… cấp ngày ……… tháng……… năm ………………………………….
  4. Họ và tên người đại diện hợp pháp: ……………………………………………………
  5. Xin cấp phép kinh doanh các loại hình vận tải:

–  ………………………………………………………………………………………………….

–  ………………………………………………………………………………………………….

Đơn vị vận tải cam kết những nội dung đăng ký đúng với thực tế của đơn vị.

 

 

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu .

Đại diện đơn vị kinh doanh

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục 3

 

Tên doanh nghiệp, HTX: …….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: ………….. /………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                         …………, ngày… tháng….năm…….

 

PHƯƠNG ÁN

KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

 

  1. Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của đơn vị vận tải:

– Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng nhiệm vụ các phòng, ban.

– Người điều hành hoạt động vận tải: họ tên, trình độ, chuyên ngành.

– Phương án tổ chức bộ phận an toàn của đơn vị vận tải (chỉ áp dụng đối với đơn vị vận tải đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, công-ten-nơ).

  1. Phương án kinh doanh của đơn vị vận tải
  2. Phương án kinh doanh vận tải hành khách.
  3. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt.

– Tuyến khai thác, số chuyến, hình thức triển khai bán vé.

– Phương tiện: Số lượng, chất lượng phương tiện, gắn thiết bị giám sát hành trình.

– Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: Số lượng, hạng giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ.

– Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

– Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

– Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.

  1. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch.

– Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.

– Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

– Các dịch vụ phục vụ hành khách đi xe.

– Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

– Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.

  1. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:

– Màu sơn đăng ký.

– Vị trí gắn hộp đèn xe taxi, nội dung thông tin ghi phía ngoài xe: Số điện thoại, tên đơn vị vận tải.

– Hệ thống điều hành: Địa chỉ trung tâm điều hành, số lượng nhân viên điều hành, trang thiết bị liên lạc.

– Lái xe taxi: số lượng, hạng giấy phép lái xe, trình độ, đồng phục, chế độ tập huấn nghiệp vụ.

– Số lượng phương tiện, chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

– Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.

  1. Phương án kinh doanh vận tải hàng hóa

– Đối với kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ thì nêu rõ việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

– Lái xe: Số lượng, trình độ, hạng giấy phép lái xe, thâm niên công tác, chế độ tập huấn nghiệp vụ.

– Số lượng phương tiện, chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.

 

Đại diện doanh nghiệp, HTX

(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 4

 

Tên doanh nghiệp, HTX: …….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: ………….. /………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                            …………, ngày… tháng….năm…..

 

 

KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG

  1. Tổ chức đảm bảo an toàn giao thông của đơn vị vận tải
  2. Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng nhiệm vụ các phòng, ban.
  3. Người phụ trách bộ phận an toàn: họ tên, trình độ, chuyên ngành.
  4. Tổ chức bộ phận theo dõi an toàn giao thông của đơn vị vận tải (chỉ áp dụng đối với đơn vị vận tải đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, công-ten-nơ).
  5. Kế hoạch tổ chức vận tải an toàn
  6. Đối với hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt:

– Kế hoạch đảm bảo an toàn phương tiện: tổng số phương tiện, số xe vận doanh bình quân, kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, nội dung kiểm tra kỹ thuật an toàn phương tiện hàng ngày (bao gồm kiểm tra trạng thái hoạt động của thiết bị giám sát hành trình xe).

– Lịch trình vận tải cho các chuyến xe trong một chu kỳ vận tải (một vòng xe chạy, bao gồm thời gian dừng đón, trả khách và thời gian dừng nghỉ bắt buộc) trên các tuyến đảm bảo không chạy quá tốc độ.

– Kế hoạch tổ chức lao động cho lái xe và nhân viên phục vụ: tổng số lái xe có giấy phép đúng quy định, số lái xe bình quân đủ điều kiện làm việc, hệ số giờ lái xe làm việc/số giờ xe hoạt động trên tuyến và các hệ số tương tự đối với nhân viên phục vụ trên xe.

  1. Đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ:

– Kế hoạch đảm bảo an toàn phương tiện: tổng số phương tiện, số xe vận doanh bình quân, kế hoạch bảo dưỡng định kỳ các phương tiện, nội dung kiểm tra kỹ thuật an toàn phương tiện trước khi rời điểm đỗ xe.

– Lịch trình vận tải cho từng hợp đồng (một vòng xe chạy điểm đầu-điểm cuối-điểm đầu bao gồm thời gian dừng nghỉ bắt buộc) trên các hành trình theo hợp đồng đảm bảo không chạy quá tốc độ.

– Kế hoạch tổ chức lao động cho lái xe và nhân viên phục vụ: tổng số lái xe có giấy phép đúng quy định, số lái xe bình quân đủ điều kiện làm việc, hệ số giờ lái xe làm việc/số giờ xe hoạt động trên tuyến và các hệ số tương tự đối với nhân viên phục vụ trên xe.

III. Tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông

Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ  (nếu có).

  1. Kiểm tra, giám sát về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
  2. Theo dõi, giám sát việc thực hiện quy định về trật tự, an toàn giao thông của lái xe thông qua thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô:

– Xây dựng phương pháp và biểu mẫu thống kê số lần vi phạm theo các tiêu chí về hành trình, vận tốc, thời gian lái xe liên tục, dừng đỗ không đúng quy định;

– Thủ tục, phương tiện, cách thức cảnh báo cho lái xe trong khi đang điều khiển phương tiện;

– Biện pháp xử lý khi xẩy ra tai nạn giao thông đối với phương tiện của đơn vị.

  1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông của lái xe và nhân viên phục vụ (nếu có) trên hành trình.

 

Đại diện doanh nghiệp, HTX

(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục 6

 

Tên đơn vị kinh doanh: ………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: ………….. /………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                          ………., ngày…… tháng…… năm…..

GIẤY ĐĂNG KÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI

Kính gửi: Sở GTVT……………

  1. Tên đơn vị vận tải: ……………………………………………………………………………………….
  2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………….
  3. Số điện thoại (Fax): ………………………………………………………………………………………
  4. Nội dung đăng ký
  5. a) Đối với phương tiện vận tải gồm:

– Nhãn hiệu xe:…………., sức chứa (số ghế hoặc số giường nằm; số chỗ đứng trên xe buýt)…….., trang thiết bị phục vụ hành khách trên xe:……………,giới hạn tuổi xe: từ năm……… đến năm ……., tiêu chuẩn khí thải…………………………………………….;

– Chế độ bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ: ………………………………………………………

– Chế độ kiểm tra điều kiện kỹ thuật, an toàn và vệ sinh phương tiện trước khi đưa xe ra hoạt động: ………………………………………………………………………………………..

  1. b) Đối với lái xe, nhân viên phục vụ:

– Hạng giấy phép lái xe…… tuổi: ……… thâm niên lái xe theo hạng………………..

– Chế độ tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về vận tải hành khách và an toàn giao thông, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ hành khách: ……(Số lượng và tỷ lệ % lái xe, nhân viên phục vụ trên xe được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ).

  1. c) Cam kết chấp hành phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
  2. d) Quyền lợi của hành khách khi sử dụng dịch vụ vận tải của đơn vị: có ghế ngồi riêng, có chỗ đứng (đối với xe buýt), số lượng hành lý miễn cước (không áp dụng đối với xe taxi), chế độ bảo hiểm, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải.

đ) Dịch vụ cung cấp cho hành khách.

  1. e) Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của hành khách và cơ quan thông tin đại chúng (trong đó nêu rõ bộ phận tiếp nhận và trả lời thông tin phản ánh).

Đơn vị kinh doanh cam kết thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký./.

 

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu .

Đại diện đơn vị kinh doanh

(Ký tên, đóng dấu)

>> Mẫu xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Về Kế toán Bình Dương

An Phúc Hưng chuyên dịch vụ hành chính, dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán tại Bình Dương. Uy tín - Nhanh gọn.

Bài liên quan

Xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại thuận an

Xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại thuận an Thông ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *